12 Angry Man | Phân tích

Xét về hình thức, “12 Angry Man” là một bộ phim có bối cảnh gói gọn bên trong phòng xử án. Xét về mục đích, bộ phim như một khóa học ôn tập lại về ý nghĩa của Hiến pháp, đó là bị cáo phải được xét xử trong một phiên tòa công bằng và đề cao sự thật. Bộ phim rất đơn giản, nhưng vấn đề vẫn được làm sáng tỏ một cách rõ ràng. Bối cảnh phim ngắn gọn và phần kết còn ngắn gọn hơn, toàn bộ bộ phim diễn ra trong một căn phòng nhỏ của bồi thẩm đoàn ở Thành phố New York, vào “ngày nóng nhất trong năm”, khi 12 người đàn ông tranh luận về số phận của một bị cáo trẻ tuổi, bị buộc tội là đã tiễn cha mình sang thế giới bên kia.

Đây là “Mười hai người đàn ông giận dữ – đùng đùng”, một trong những bộ phim luôn ở top đầu trên mọi trang đánh giá phim uy tín.

Bộ phim không cho chúng ta thấy nội dung gì của phiên tòa, ngoại trừ những lời nói cuối cùng của gã thẩm phán, gã nói với giọng điệu chán nản, như đang cố giao phó nốt nhiệm vụ còn lại cho bồi thẩm đoàn. Giọng điệu của gã cho thấy phán quyết đưa ra như là một kết luận đã được định trước. Chúng ta không được nghe công tố viên hay luật sư bào chữa, chỉ được tìm hiểu về bằng chứng qua những lời kể, khi các bồi thẩm viên tranh luận trong phòng. Hầu hết các bộ phim theo phong cách “tòa tuyên án”, đều cho thấy kết thúc thường là một phán quyết rõ ràng. Nhưng “mười hai người đàn ông giận dữ” không có lời tuyên bố bị cáo vô tội hay có tội. Để xem liệu bồi thẩm đoàn có những nghi ngờ hợp lý gì về tội lỗi của chàng trai trẻ hay không.

Nghi ngờ hợp lý có nghĩa là, một bị cáo vẫn được coi là vô tội cho đến khi chứng minh được họ là người có tội, là một trong những yếu tố sáng suốt nhất trong Hiến pháp của bọn tư bản, mặc dù nhiều người Mỹ không thích việc đó.

“Đây là một vụ án như mọi vụ án khác”.

Bồi thẩm viên số 3 nói chuyện phiếm, khi ông chủ tọa tập trung mọi người trong căn phòng nhỏ ngột ngạt. Khi những lá phiếu được biểu quyết, 11 thành viên bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu có tội, và chỉ có một người không ủng hộ – Bồi thẩm viên số 8.

Đây là một bộ phim mà sự căng thẳng đến từ xung đột tính cách, lời thoại và ngôn ngữ cơ thể chứ không phải những hành động. Đây là nơi mà bị cáo chỉ được nhìn thoáng qua trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Đây là nơi mà logic hay cảm xúc và định kiến được sử dụng để ​​đấu tranh nhằm kiểm soát tình huống. Đây là một kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực cách điệu. Được phát hành vào năm 1957, khi công nghệ phim có màu đã phổ biến, thì “Mười hai người đàn ông giận dữ” lại rất giản dị và bình thường. Nó đã nhận được những đánh giá vượt xa kỳ vọng, và được lan truyền mạnh mẽ trên các cuốn tạp chí đời sống, nhưng lại gây thất vọng tràn trề ở phòng vé. Tuy nhiên, trong nhiều năm sau đó, bộ phim đã trở nên vĩ đại và bất hủ, nó luôn được xếp ở vị trí rất cao trong số những bộ phim hay nhất mọi thời đại.

Trong thời lượng chỉ 95 phút, cảm giác như phim được quay đúng với thời gian thực, tất cả các bồi thẩm viên đều được xác định rõ tính cách, xuất thân, nghề nghiệp, những định kiến của bản thân họ ​​và khuynh hướng cảm xúc. Bằng chứng được đưa ra để tranh luận rất rất nhiều, đến mức chúng ta cảm thấy mình được biết nhiều những dữ kiện của vụ án chẳng kém gì bồi thẩm đoàn, đặc biệt là về cách ông già nói rằng, ông đã nghe thấy vụ giết người và nhìn thấy bị cáo chạy mất, và người phụ nữ bên kia đường nói rằng, bà đã trố mắt lên nhìn thấy điều kinh dị xảy ra qua cửa sổ của tòa nhà. Trong lúc một đoàn tàu đang chạy qua. Chúng ta nhìn thấy vũ khí giết người, là một con dao bấm và nghe các bồi thẩm viên tranh luận về góc độ của vết thương do dao đó gây ra. Chúng ta quan sát bồi thẩm viên số 8 bắt chước bước lê chân của một ông già, một nạn nhân bị đột quỵ, để xem liệu ông có thể ra cửa kịp thời để nhìn thấy kẻ sát nhân đang chạy trốn hay không. Bằng sự khéo léo, bằng cách phân tích kỹ giữa một bằng chứng này với một bằng chứng khác, điều đó tạo ra sự mâu thuẫn, “mười hai người đàn ông giận dữ” xây dựng tỉ mỉ từng chi tiết, trái ngược hoàn toàn với cách làm phim của điện ảnh Việt.

Nhưng việc ở đây của bồi thẩm đoàn không phải là xử lý tội phạm. Đó là về việc gửi một chàng trai trẻ đến gặp tử thần. Bộ phim diễn ra với một vấn đề chính là, bản án tử được đưa dựa trên những bằng chứng bị sai lệch.

“Chúng ta đang nói về mạng sống của một con người,” – Bồi thẩm viên số 8 nói. “Chúng ta không thể quyết định trong vòng năm phút. Lỡ như chúng ta sai thì sao?”

Cậu bé bị cáo, khi chúng ta nhìn thoáng qua, trông có vẻ “Ấn Độ” nhưng không biết chắc cậu ta thuộc đất nước nào. Cậu ta có thể là người Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Do Thái, Ả Rập, Mexico. Đôi mắt cậu ta có vết thâm quầng, nhìn cậu ta là biết cậu mệt mỏi và sợ hãi. Trong phòng bồi thẩm đoàn, một số bồi thẩm viên đã che giấu việc họ thực sự phân biệt chủng tộc. Cuối cùng chúng ta đến với một trong những cảnh phim vĩ đại nhất thế giới điện ảnh, khi bồi thẩm viên số 10 đã bắt đầu phát biểu phân biệt chủng tộc. “Mạng sống của bọn này không có ý nghĩa như với chúng ta. Chúng nốc đầy rượu và sau đó lao vào đánh nhau cả ngày…”.

Khi ông ta vẫn đang tiếp tục, hết bồi thẩm viên này đến bồi thẩm viên khác đứng dậy, đi khỏi bàn bồi thẩm đoàn và quay lưng lại với ông ta. Ngay cả những người cho rằng bị cáo có tội cũng không thể nghe nổi định kiến ​toxic ​của lão này. Đây chắc chắn là phân cảnh gây tác động mạnh mẽ nhất trong bộ phim.

Cuộc bỏ phiếu bắt đầu với tỷ lệ là mười một – một, đã thay đổi dần dần. Mặc dù bộ phim rõ ràng ủng hộ quan điểm của bồi thẩm viên số 8, nhưng không phải tất cả những người bỏ phiếu “có tội” đều là những người tiêu cực, họ chỉ ít có sự nghi ngờ mà thôi. Một trong những nhân vật chính là Bồi thẩm viên số 4, một nhà môi giới chứng khoán đeo kính không gọng, đây là người đi theo chủ nghĩa lý tính, nghĩa là sử dụng 100 phần trăm logic thuần túy và cố gắng tránh hoàn toàn cảm xúc. Bồi thẩm viên số 7 thì khác, người có vé xem một trận bóng chày, trở nên thiếu kiên nhẫn và thay đổi lá phiếu của mình chỉ để giải quyết nhanh nhanh vấn đề. Bồi thẩm viên số 11, là một người nhập cư có phong cách ngôn ngữ đặc trưng:

“Ai cho anh có quyền đùa giỡn với mạng sống của một con người như thế này?”

Trước đó, số 11 đã bị công kích với tư cách là người nước ngoài:

“Họ đến và ngay lập tức dạy đời chúng tôi”.

Chiến lược xây dựng bộ phim của đạo diễn Sidney Lumet, đó là ông muốn biến “mười hai người đàn ông giận dữ” trở thành một cuốn sách thông minh và chứa đựng nhiều thông tin nhất thế giới điện ảnh. Ông lên kế hoạch tỉ mỉ setup bối cảnh cho bộ phim, để ​​làm cho căn phòng có vẻ nhỏ hơn khi câu chuyện bắt đầu, từ đầu dần dần đến cuối phim, ông ấy sử dụng ống kính có tiêu cự xa hơn, để phác họa rõ hậu cảnh, dường như áp sát vào cảm xúc của tất cả nhân vật.

Theo cách đó về cuối, trần nhà bắt đầu xuất hiện. Không chỉ những bức tường dần đóng lại mà cả không gian phòng đều như vậy. Cảm giác sợ hãi và ngột ngạt hơn đã góp phần làm tăng căng thẳng cho phần cuối của bộ phim. Nhưng trong cảnh quay cuối cùng của bộ phim, ông đã sử dụng một ống kính góc rộng để sau cùng tất cả, chúng ta đã có thể thở phào nhẹ nhõm.

Bộ phim đóng vai trò như một cuốn sách hướng dẫn, cho những nhà làm phim quan tâm đến việc cách lựa chọn tiêu cự ống kính, và ảnh hưởng của nó đến tâm trạng nhân vật. Bằng cách hạ thấp dần máy quay của mình, đạo diễn Lumet minh họa một nguyên tắc mới cho bố cục.

Máy quay từ dưới lên trên tạo cho ta cảm giác nhân vật đó đang chiếm ưu thế, máy quay từ trên xuống dưới là cảm giác nhân vật đang bị áp đảo. Dù sao, đối với Sidney Lumet, “mười hai người đàn ông giận dữ” là bước khởi đầu cho sự nghiệp điện ảnh gây ra nhiều tranh cãi của ông.