Requiem for a Dream | Thuật ngữ

Dolly camera

Đây là một kỹ thuật quay phim rất hay được thấy ở những bộ phim kinh điển, mà bạn cũng có thể làm được kỹ thuật này. Khiến cho video của bạn trở nên ấn tượng hơn.

Kỹ thuật này có tên là Dolly Camera. Trong bộ phim “Lễ Cầu Hồn Cho Một Giấc Mơ” (năm 2000), có một cảnh phim cho thấy máy quay dù đang di chuyển nhưng vẫn xoay quanh nhân vật Harry. Trong phân cảnh này, máy quay được đặt trên một thiết bị dolly, và di chuyển mượt mà theo hướng ngang từ bên phải đến bên trái của Harry.

Thiết bị dolly có thể là một cái gimbal, có thể là một cái gì đó giúp bạn cố định camera khi di chuyển, thậm chí là tay của bạn. Kỹ thuật Dolly Camera tạo ra sự mượt mà và tinh tế, cho phép khán giả tập trung vào diễn xuất tuyệt vời của diễn viên, đồng thời tăng cường cảm giác tiếp cận và đồng cảm với nhân vật.

Để giúp cho các bạn có những cú quay dolly đẹp hơn, thì mình khuyên các bạn nên dolly máy quay ngược chiều với hướng quay của nhân vật.

Split-screen

Một kỹ thuật chỉnh sửa video rất thú vị dành cho các bạn editor đây.

Trong bộ phim “Lễ Cầu Hồn Cho Một Giấc Mơ,” đạo diễn Darren đã sử dụng kỹ thuật có tên là Split-screen, cho rất nhiều phân cảnh của bộ phim. Trong cảnh này, bà Sara đang trải qua quá trình giảm cân một cách không hề vui vẻ tí nào. Kỹ thuật Split-screen cho phép khán giả đồng thời quan sát những hành động và cảm xúc phức tạp của bà Sara, phản ánh tình trạng tâm lý của nhân vật trong bộ phim.

Kỹ thuật Split-screen trong điện ảnh là một kỹ thuật chỉnh sửa phim, trong đó màn hình được chia thành hai hoặc nhiều phần riêng biệt, mỗi phần hiển thị một cảnh riêng.

Kỹ thuật này cho phép khán giả được xem nhiều hoạt động hay cảm xúc, đang diễn ra song song trong cùng một khung hình, tạo nên hiệu ứng độc đáo và tăng cường tính hấp dẫn của bộ phim.

Jump cut

Một kỹ thuật chỉnh sửa video siêu hay… không phải ai cũng biết.

Kỹ thuật này có tên là Jump Cut. Một kỹ thuật dựng phim được sử dụng để cắt giảm thời lượng của phân cảnh phim, và làm người xem đỡ phải mất nhiều thời gian xem những cảnh phim không quan trọng.

Ví dụ như bộ phim nổi tiếng “Lễ Cầu Hồn Cho Một Giấc Mơ,” (2000). Trong phân cảnh bà Sara đang tập thể dục, kỹ thuật Jump cut được sử dụng để tạo ra một sự nhanh chóng, qua việc chuyển đổi từ một động tác này sang một động tác khác. Đây là những cảnh phim không thể thiếu trong bộ phim, nhưng nếu chỉ ngồi xem bà này tập thể dục thì làm có gì để mà xem, chắc 2 tiếng thời lượng phim chỉ ngồi xem bà này tập thể dục.

Nhưng Jump cut đã giải quyết vấn đề đó, bằng cách cắt nhỏ những hành động của nhân vật, làm cho diễn biến của phim trở nên nhanh chóng và không mất thời gian của người xem.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là, Jump cut không chỉ đơn giản là một công cụ để cắt giảm thời lượng, mà đôi khi nó còn có tác động tâm lý mạnh mẽ đến khán giả.