10+1 Bộ Phim Về Đề Tài Chiến Tranh

10 + 1 bộ phim về đề tài CHIẾN TRANH có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới điện ảnh.

Im Westen nichts Neues (1930) – Chết vì một chú bướm…

Được Lewis Milestone chuyển thể từ tiểu thuyết của Erich Maria Remarque, Phía Tây không có gì lạ (1930) theo chân các học sinh trung học Đức, do ảnh hưởng của một thầy giáo, đã quyết định tham gia quân đội. Ngay trong Thế chiến thứ nhất, các chàng trai trẻ khám phá ra sự khủng khiếp dưới các con hào và sự vô nghĩa của chiến tranh.

The Bridge on the River Kwai (1957) – Bài học về kháng chiến

Trong rừng rậm tại Miến Điện, những người lính Anh là tù binh của quân đội Nhật Bản nốc rượu và lao động để xây dựng một cây cầu bắc qua sông Kwai chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Pháp Pierre Boulle, Cầu sông Kwai (1957) là bộ phim kinh điển đã đưa sự nghiệp của đạo diễn David Lean lên hàng đầu.

Cross of Iron (1977) – Một điểm nhìn khác

Do Sam Peckinpah thực hiện năm 1977, phim Vượt qua thử thách lấy bối cảnh quân Đức rút khỏi mặt trận Nga. Rất để tâm đến tính chân thực trong các thước phim quay lính Đức Quốc xã và cảnh các trận chiến, Peckinpah nhấn mạnh vào sự rệu rã tinh thần của những người lính cố gắng sống sót, không quan tâm đến mọi bận tâm chính trị của phe Hitler.

The Deer Hunter (1978) – Trước, trong và sau cuộc chiến

Là một bức tranh toàn cảnh đầy tham vọng dài hơn ba giờ về cuộc chiến tranh Việt Nam. Kẻ săn hươu (1978) của Michael Cimino kể lại câu chuyện về ba người bạn cùng nhau đi chiến đấu. Được coi là bộ phim đầu tiên nói tới sang chấn tâm lý của những người lính Mỹ, bộ phim dựng lại toàn bộ hành trình của những chàng lính trẻ này, cho đến tận lúc họ sụp đổ.

First Blood (1982)

Phần đầu tiên trong loạt phim RAMBO của Ted Kotcheff (1982), không đề cập trực tiếp đến chiến tranh mà đến hậu quả tâm lý ở những người lính. John Rambo là một cựu lính mũ nồi xanh trở về Mỹ sau cuộc chiến tranh Việt Nam.

Bị tách rời xã hội và sang chấn tâm lý, anh phải đối diện với sự thô bạo của chính quyền ở đất nước mình: chính quyền mà anh sẽ chiến đấu chống lại.

Apocalypse Now (1979) – Đứt gãy tại VIỆT NAM

Năm 1979, tại Liên hoan phim Cannes, sau một buổi quay đầy hỗn độn, Francis Ford Coppola tuyên bố: “Apocalypse Now không phải là một bộ phim về Việt Nam, đó chính là Việt Nam.” Bức tranh khổng lồ đầy ảo giác ma mị về chiến tranh và những điều khủng khiếp của nó đi sâu vào “giữa lòng tăm tối”. Như nhan đề cuốn tiểu thuyết của Joseph Conrad mà từ đó được Coppola và nhà biên kịch John Milius đã lấy cảm hứng trong một thời gian ngắn. Vụ đánh bom một ngôi làng bằng bom napalm, “vũ điệu” của những chiếc trực thăng mang tới sự chết chóc và tàn phá, Coppola đã làm tăng thêm những phân cảnh để đời. Khía cạnh khác của phim là hành trình bước vào tuổi trưởng thành, đi sâu vào tính phức tạp của con người, giữa ước mơ và điên loạn.

Black Hawk Down (2001) – Ở giữa những cuộc chiến

Do„Ridley Scott thực hiện, bộ phim Black Hawk Down (2001- tựa Việt: Diều hâu gãy cánh) kể tại các trận chiến tại Mogadishu ngày 3 và 4 tháng Mười năm 1993. Với một cốt truyện tối giản – nhiệm vụ giải cứu sau khi một chiếc trực thăng bị rơi, bộ phim miêu tả thất bại quân sự của Mỹ ngay sát những trận chiến trong hơn hai tiếng đồng hồ.

Windtalkers (2002) – Những người đọc mã

Năm 2002, Ngô Vũ Sâm thực hiện bộ phim WINDTALKERS, đánh dấu lần hợp tác thứ hai với Nicolas Cage. Bộ phim kể lại câu chuyện về một người Ấn Độ tên là Navajo được quân đội Mỹ tuyển mộ để mã hóa các thông điệp quân sự. Với bộ phim này, Ngô Vũ Sâm cho chúng ta thấy chiến tranh còn là câu chuyện về giao tiếp.

Come and See (1985) – KHẢI HUYỀN 6:7: “ĐẾN MÀ XEM”

Năm 1985, Liên bang Xô Viết kỷ niệm 40 năm chiến thắng quân Đức. Cùng năm đó, trên màn ảnh, bộ phim Come and See ra mắt khán giả. Bộ phim của Elem Klimov nhằm tưởng niệm các nạn nhân là dân thường, trong các cuộc tàn sát do phát xít Đức tiến hành những cuộc tấn công từ năm 1941 đến năm 1943. Thô ráp và đắng ngắt, bộ phim miêu tả sự tàn phá qua đôi mắt một đứa trẻ, với khuôn mặt như là biểu hiện cho nỗi đau tập thể. Trong bộ phim dài này, không có anh hùng, không có vinh quang nơi chiến trường, chỉ có sự khủng khiếp.

Land and Freedom (1995) – Chính trị trong chiến tranh

Trong cuộc cách mạng xã hội Tây Ban Nha năm 1936, một sinh viên trẻ người Anh quyết định gia nhập đảng Công nhân liên minh Mác-xít POUM để chống lại chế độ độc tài Franco, sát cánh bên những người tình nguyện đến từ khắp châu Âu. Phóng tác từ cuốn sách Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell, Land and Freedom (1995) được đạo diễn Ken Loach đặt các tranh cãi chính trị và hệ tư tưởng liên quan đến cuộc xung đột vào trung tâm của câu chuyện.

Saving Private Ryan (1998) – Đổ bộ vào điện ảnh

Do Steven Spielberg thực hiện và cho ra rạp vào năm 1998, Giải cứu binh nhì Ryan là một trong những bộ phim chiến tranh nổi tiếng nhất ngành điện ảnh. Bằng một chiếc máy quay vác vai, nó chiếu hình ảnh bãi biển Omaha giữa cuộc tàn sát. Bộ phim sử dụng sự kiện liên quan đến cuộc đổ bộ Normandy và cảnh nghẹt thở đầu phim Giải cứu binh nhì Ryan đã khiến khán giả choáng váng. Chỉ với đoạn phim dài chưa đầy 5 phút, những gì ác liệt nhất của Thế chiến 2 đã được lột tả ấn tượng!


Ngoài ra, 5 bộ phim hay khác về chiến tranh mình rất thích nhưng thật tiếc là nó không nằm trong danh sách: The Longest Day (1962) của Bernhard Wicki, Full Metal Jacket (1987) của Stanley Kubrick, Schindler’s List (1994) của Steven Spielberg, The Pianist (2002) của Roman Polanski và Hacksaw Ridge (2016) của Mel Gibson.